Các mô hình phân tích và phát triển chiến lược

  1. Chiến lược kinh doanh: là quá trình nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp nhằm xậy dựng mục tiêu dài hạn, đồng thời xây dựng phương cách để thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động kinh doanh một cách liên tục nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của công ty.

 Chiến lược kinh doanh gồm có 3 mảng lớn:

  1. Corporate stratergy: chiến lược của công ty. Trả lời câu hỏi tại sao bạn đầu tư vào lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh, ngành nghề mà bạn lựa chọn.
  2. Business strategy: là bạn làm sao để thành công trong ngành nghề mà bạn lựa chọn. Làm sao để bạn có thể cạnh tranh, đưa ra sản phẩm và dịch vụ và thuyết phục khách hàng mua/ sử dụng dịch vụ của mình.
  3.  Functional strategy:  chiến lược marketing : sản phẩm và dịch vụ, chiến lược giá, truyền thông, chiến lược bán hàng.
  4. Các mô hình phân tích và phát triển chiến lược (Strategy development tool for business analysis) : Có rất nhiều công cụ để giúp chúng ta phát triển chiến lược, Tuy nhiên tùy vào thực tế nguồn lực của doanh nghiệp mà người ta lựa chọn ra các mô hình phân tích phù hợp. Sau đậy là một số mô hình mà oanh nghiệp có thể áp dụng:

Swot analysis (Strength, Weakness, Opportunities and Threat) : Đây là mô hình dùng để phân tích các yếu tố tác động đến việc kinh doanh của một doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chiến lược marketing của một doanh nghiệp:

  • Trong đó Điểm mạnh và Điểm yếu là phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
  • Cơ hội và đe dọa là phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình Porters 5 forces (Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến việc kinh doanh của doanh nghiệp): Là mô hình này thường được áp dụng khi phân tích môi trường kinh doanh để quyết đinh đầu tư vào 1 lĩnh vực mới

  •  Industry Rivalry: Đánh giá mức độ cạnh tranh của ngành (chi phí : quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh ( SOV vs SOI), mức độ đầu tư về công nghệ, số liệu về nhập khẩu…) 
  • Threat of Substitutes: Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế. Đặc biệt chú trọng công nghệ có thể thay đổi và thay đổi mạnh về quá trình sản xuất, về chi phí sản phẩm, về tính năng sản phẩm..)
  • Bargaining Power of Suppliers: Sức mạnh của các nhà cung cấp trên thị trường, các nhà cung ứng đầu vào cho sản xuất để tạo ra sản phẩm, sức mạnh của nhà cung ứng phụ thuộc vào nguồn cung ứng của thị trường.
  • Threat of New Entrants: Sự đe dọa của các nhà đầu tư mới, nhất là các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, đồng thời xem xét các yếu tố về luật bảo hộ, các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, các ưu đãi đầu tư, mức độ công bằng trong các thành phần kinh tế.
  • Bargaining Power of Buyers: Người mua có nhiều quyền lực trong quá trình mua hàng hay không? phụ thuộc nhiều về quan hệ cung – cầu. Nếu nguồn cung phong phú, giá cả cạnh tranh, người mua sẽ dễ dàng lựa chọn và đưa ra quyết định. Một phần mà chúng ta cần nghiên cứu đó là độ lớn và sức mua của thị trường, đó là yếu tố quan trọng để các nhà sản xuất và thâm nhập thị trường. Hành vi tiêu dùng và các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng.

II. Các phương pháp thu thập thông tin:

  1. Dữ liệu thứ cấp: có sẵn (desk research): là các nguồn thông tin có sẵn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cần được hệ thống hóa để phục vụ cho các công cụ phân tích nói trên.
    1. Số liệu bên trong doanh nghiệp bao gồm: thông tin kế toán: doanh số, chi phí, lợi nhuận; Số liệu từ phòng marketing: số liệu về thị phần, mức độ nhận biết, mức độ hài lòng của khách hàng; Số liệu từ phòng kinh doanh: Danh sách khách hàng, doanh số bán của từng kênh phân phối, mức độ tăng trường về doanh số…..
    2. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: báo cáo của đối thủ cạnh tranh, của ngành, của các tổ chức chính phủ, báo cáo xuất nhập khẩu,..
  2. Dữ liệu sơ cấp (cần phải thu thập): là các dữ liệu thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
    1. Nghiên cứu định tính: bao gồm nghiên cứu chuyên gia hoặc thảo luận nhóm:
      1. Nghiên cứu chuyên sâu: đây là những thông tin thu thập từ nghiên cứu chuyên sâu với các chuyên gia am hiểu về ngành, hoặc thông tin thu thập phỏng vấn chuyên sâu từ đối thủ cạnh tranh, mục đích là khám phá ra các thông tin cần thu thập từ 3 mô hình phân tích chiến lược.
      2. Nghiên cứu thảo luận nhóm trực tiếp với các nhóm tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.
    2. Nghiên cứu định lượng: là lượng hóa các thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định lượng rất quan trọng trong quá trình quyết định hoặc làm căn cứ để đưa ra các dự báo và xây dựng các mục tiêu kinh doanh.
    Các tin tức khác