Khi nào doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường?

Để tiện nghiên cứu & phân tích chúng ta chia các giai đoạn kinh doanh của một doanh nghiệp theo từng giai đoạn quan trong như sau:

  • Giai đoạn xuất hiện & nung nấu ý tưởng kinh doanh
  • Giai đoạn triển khai dự án kinh doanh
  • Giai đoạn kinh doanh sản phẩm và dịch vụ
    • Khi ra sản phẩm và dịch vụ mới
    • Khi sản phẩm vào giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm
    • Khi doanh thu và thị phần sụt giảm

Giai đoạn xuất hiện & nung nấu ý tưởng kinh doanh.

Khi ban khởi nghiệp hoặc bắt đầu kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ, ban đầu ý tưởng kinh doanh sẽ xuất hiện trước, thông thường các nhà kinh doanh sẽ đặt ra câu hỏi:
Liệu ý tưởng kinh doanh mình có thực hiện được không, việc kinh doanh có mang lại lợi nhuận không, khả năng tài chính của mình có đáp ứng việc kinh doanh không? Những người làm kinh doanh tự tìm tòi câu trả lời cho mình, họ đem ra chia sẻ với một vài người, và bắt đầu tiến hành kinh doanh.Theo thống kế của thế giới và cả ở Việt nam hơn 50% doanh nghiệp bị dừng hoạt động kinh doanh sau một năm tham gia thị trường, như vậy xác xuất thành công là hơn 50%. Sau đây là một số lý do kinh doanh thất bại:

  • Không lường trước được hết những yêu cầu của việc kinh doanh.
  • Không hiểu hết thông tin thị trường và kinh nghiệm về sản phẩm và dịch vụ.
  • Sản phẩm và dịch vụ không cạnh tranh nổi đối thủ
  • Không có kế hoạch kinh doanh hiệu quả
  • Thiếu kinh nghiệm quản lý
  • Chọn thời điểm và địa điểm kinh doanh sai
  • Vì bị áp lực về tài chính, thiếu vốn
  • Thị trường không biết đến sản phẩm

Xác xuất rủi ro có thể tính toán được là hơn 50% số tiền mà bỏ vào đầu nếu doanh nghiệp không nghiên cứu thị trường.Ngoài ra có những rủi ro mà ban không thể tính được như là : chi phí về cơ hội, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng xấu đến chủ doanh nghiệp và nhân viên trong công ty.
Vậy chỉ có cách duy nhất để có thể tham gia với thị trường với xác suất thành công cao hơn đó là phải nghiên cứu thị trường để có đủ thông tin giúp ban xây dựng kế hoạch kinh doanh và lường trước được những yêu cầu mà việc kinh doanh đòi hỏi.

 

Các thông tin mà bạn cần nghiên cứu thị trường bao gồm 2 nhóm thông tin chính:

Các thông tin về các yếu tố vĩ mô:

·        Những chính sách của nhà nước, những cơ hội và rào cản về chính sách và công nghệ

·        Yếu tố về kinh tế như: tốc độ phát triển, lãi suất ngân hàng, tỉ suất hối đoái

·        Thông thường bạn phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu như Desk research & in-depth interview, nghiên cứu những chuyên gia có am hiểu về thị trường.

Các yếu tố vi mô của thị trường

·  Bạn cần nghiên cứu độ lớn của thị trường mà bạn tham gia kinh doanh. Mức chi tiêu quảng cáo cho ngành hàng và dịch vụ mà bạn kinh doanh là bao nhiêu? Tốc độ phát triển của ngành hàng đang tăng lên hay đang thu hẹp. Ban có thể nghiên cứu độ lớn của thị trường thông qua: số người có thể dùng/ tần xuất sử dụng dịch vụ, giá trị của sản phẩm và dịch vụ.

·    Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp: là những công ty sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ như bạn, hoặc những sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thay thế. Trong miếng bánh lớn của thị trường các đối thủ đã chiếm bao nhiêu %?, bạn có thể chen chân vào thị trường này được không? Với phân khúc nào? Loại khách hàng nào? ở đâu? Sản phẩm và dịch vụ như thế nào thì đáp ứng được phân khúc mà bạn lựa chọn.

·   Ngiên cứu các nhà cung ứng về nguyên liệu, các thành phần trung gian của thị trường như các kênh phân phối, các đại lý bán hàng…

·   Kết quả nghiên cứu phải giúp doanh nghiệp tính toán ra được các con số cụ thể, để giúp ban có thể tính được khả năng doanh thu mà ban có thể thu được, giúp bán tính toán về các chỉ số tài chính sau này như doanh thu, chi phí...

·  Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ban so với đối thủ cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu phải phân tích được điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ, và so sánh điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bạn, doanh nghiệp bạn có lợi thế để làm ra sản phẩm khác biệt và vượt trội, bạn có đủ khả năng để cạnh tranh, doanh nghiệp phải có thế mạnh để sản xuất ra sản phẩm dịch vụ mà đối thủ khó có thể bắt chước, hoặc bạn chọn thị trường mà đối thủ bỏ qua, chưa có doanh nghiệp đáp ứng.

·        Thông thường trong giai đoạn này ban phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu thị trường:

Desk research: là nghiên cứu thông tin có sẵn thông qua báo chí, tài liệu chuyên ngành, các báo cáo chuyên ngành, số liệu thống kê chuyên ngành

Nghiên cứu định tính: focus group, in-depth, để thu thập thói quen nhu cầu, sở thích, đánh giá về các tiêu chí của sản phẩm và dịch vụ. kiểm tra y tưởng sản phẩm dịch vụ, kiểm tra các ý tưởng quảng cáo..

 Nghiên cứu định lượng cung cấp cho bạn những con số để bạn tính toán về độ lớn thị trường, thị phần của các đối thủ cạnh tranh, khả năng doanh thu mà ban có thể đạt được, các thông số như: số lượng người dùng, tần suất tiêu thụ, mức độ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của từng đối thủ. Đồng thời đánh giá những thông tin thu nhận được từ kết quả định tính.

Nghiên cứu chuyên sâu: nghiên cứu chuyên gia, thông thường bạn phải nghiên cứu những thông tin quan trọng về đối thủ, như doanh thu, thị phần, chi phí, khả năng lợi nhuận, nghiên cứu nguồn lực của đối thủ về con người, công nghệ, tài chính. Đối tượng ngiên cứu là những chuyên gia trong ngành, giúp bạn thu thập được những thông tin chuyên sâu của ngành, những kinh nghiệm và những ý kiến chuyên gia của ngành .

Như vậy nghiên cứu thị trường là công cụ giúp doanh nghiệp quyết định trong những giai đoạn mà doanh nghiệp quyết định đầu tư, hoặc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triễn.