Chỉ số tài chính là gì ?

Chỉ số tài chính của doanh nghiệp là các số liệu tính toán chính xác nhằm phản ánh tình hình kinh doanh và hiệu suất sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Chúng cũng đo lường sự hiệu quả của việc tận dụng lợi thế cạnh tranh trong ngành. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể so sánh các chỉ số tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh hoặc so với ngành nghề mà họ hoạt động.

Đối với những người quản lý, khả năng đọc hiểu và theo dõi các chỉ số tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả. Những nhà đầu tư hiểu rõ về các chỉ số tài chính cũng sẽ có cơ sở thông tin để đưa ra quyết định đầu tư một cách thông minh vào các doanh nghiệp mà mình quan tâm. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và tạo ra các cơ hội đầu tư có lợi cho tất cả các bên liên quan. Sau đây là các nhóm chỉ số quan trọng:

  1. Nhóm các chỉ số thanh toán:  là nhóm chỉ số phản ánh liên quan đển việc trả nợ của doanh nghiệp là chỉ số phản ánh khả năng mà doanh nghiệp có thể trả nợ cho các bên có liên quan:
  • Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả, Khi chỉ số này tiến về không, khả năng trả nợ của doanh nghiệp rất thấp và khả năng phá sản rất cao.
  • Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn). Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 và tiến về không thì báo hiệu doanh nghiệp này đang gặp phải khó khăn về tài chính; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản đến hạn.
  1. Nhóm chỉ số về hoạt động của doanh nghiệp:
  • Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng hóa/ Bình quân giá trị hàng tồn kho: là chỉ tiêu đo lường tốc độ bán hàng của một doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp xác định được mức độ dự trữ hàng tồn kho hợp lý để chủ động trong sản xuất, tiêu thụ và nâng hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp.
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản, đây là chỉ tiêu giúp nhà đầu tư biết hiệu quả chuyển đổi tài sản thành doanh thu của doanh nghiệp. Vòng quay này càng lớn thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả tài sản của mình.Vòng quay tài sản.
  • Vòng quay vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần / Vốn CSH bình quân; đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu, vòng quay này lớn thể hiện doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn CSH trong việc tạo ra doanh thu.
  1. Nhóm chỉ số về tỉ xuất lợi nhuận
  • Tỉ xuất lợi nhuận gộp = (doanh thu- giá vốn hàng hóa)/ doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao, khả năng doanh nghiệp hoạt động có lãi và hiệu quả cao.
  • Tỷ suất lợi nhuận ròng: ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%, ý nghĩa của chỉ số là biểu thị khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị doanh thu.
  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản, đo lường khả năng của một doanh nghiệp sinh lời từ mỗi đơn vị tài sản. Chỉ số này cho biết với một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư, nó sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 
  • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu, là tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu của doanh nghiệp. ROE cho thấy khả năng sử dụng vốn một cách hiệu quả của doanh nghiệp và đồng thời thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong cùng ngành.

Khi bạn có nhu cầu mua doanh nghiệp,  quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh doanh nào đó, hãy xem xét cẩn thận các chỉ số tài chính nói trên của doanh nghiệp và của ngành mà bạn muốn tham gia. Xin vui lòng liên lạc với công ty nghiên cứu và tư vấn Quốc Việt để được tư vấn miễn phí.