Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu truyền thông

Sự cần thiết của nghiên cứu truyền thông

Với vai trò quan trọng truyền thông rất lớn đối với xã hội loài người, Nghiên cứu truyền thông ra đời để giúp cho truyền thông đóng góp nhiều vai trò tích cực hơn là tiêu cực. Nghiên cứu truyền thông là các hoạt động nghiên cứu về sự tác động của truyền thông đối với công chúng qua đó các nhà làm truyền thông có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức và phương tiện truyền thông để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng truyền thông đối với các vần đề của xã hội.

Trong truyền thông có một số loại nghiên cứu như sau:

·       Nghiên cứu tác động của truyền thông đến nhận thức của người dân.

·       Nghiên cứu thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của người dân.

·       Nghiên cứu đánh giá và thu nhận ý kiến, đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với các phương tiện truyền thông hoặc các chương trình trên truyền hình hay radio,…

·       Đo lường chỉ số khán giả của các phương tiện truyền thông.

·       Theo dõi chi phí quảng cáo của các phương tiện truyền thông.

Sau đây là một số nghiên cứu mà công ty nghiên cứu và tư vấn Quốc Việt thực hiện ở thị trường Việt nam:

Nghiên cứu về thói quen truyền thông:

Để nghiên cứu về thói quen truyền thông, và thu nhận ý kiến đánh giá của khán giả các nhà nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp khán giả. Là loại nghiên cứu “snapshot” như chụp ảnh về thị trường tại một thời điểm, chính vì thế loại nghiên cứu này được khách hàng nghiên cứu theo theo từng đợt một năm một lần hoặc một năm hai lần. Số liệu có thể sử dụng nhiều lần trong chu kỳ nghiên cứu.

Trong đó có các nội dung chính như sau:

·       Sự thâm nhập của các loại phương tiện truyền thông, cách tiếp cận thông tin của khán giả mục tiêu như là tỉ lệ có các thiết bị tiếp sóng, tỉ lệ gia đình có ti vi, radio, điện thoại di động, video, internet,… tỉ lệ sử dụng các thiết bị truyền thông mỗi ngày.

·       Với mỗi loại phương tiện truyền thông, trong đó tập trung các thói quen sử dụng hàng ngày như: xem tivi, nghe radio, đọc báo giấy, báo mạng, truy cập internet, thói quen xem rạp,… nghiên cứu cung cấp các thông tin và nội dung chính như sau:

o   Tỉ lệ người sử dụng

o   Tần xuất sử dụng theo ngày/ tuần/ tháng

o   Thời điểm sử dụng theo các ngày trong tuần. Có thể ước tính chỉ số khán giả (rating) theo phương pháp nhớ lại ngày hôm qua (recall)

o   Nội dung/ thể loại/ chương trình mà khán giả thích tiếp cận: xem/ nghe/ đọc

o   Thu nhận ý kiến và mức độ hài lòng của khán giả về nội dung các chương trình của các phương tiện truyền thông.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nghiên cứu thêm các thông tin quan trọng như sau:

Nghiên cứu chuyên sâu về một kênh truyền hình hay một chương trình truyền hình riêng biệt. Vì khi các đài mua chỉ số rating thì chỉ biết chỉ số khán giả, mà không biết lý do tại sao khán giả xem nhiều hay xem ít. Khán giả đánh giá như thế nào về kênh truyền hình hay chương trình truyền hình, các tiêu chí đánh giá về một kênh truyền hình hay chương trình truyền hình bao gồm:

  • Mức độ yêu thích kênh hay chương trình
  • Mức đô yêu thích về nội dung kênh hay chương trình
  • Mức độ yêu thích về độ nét, độ mỹ thuật, sáng tạo trên kênh hay chương trình
  • Mức độ yêu thích về người dẫn chương trình
  • Mức độ yêu thích về khung chương trình
  • Sự khác biệt của kênh hay chương trình so với đối thủ cạnh tranh
  •  Nghiên cứu về thị phần các mạng cáp và tuyền hình vệ tinh.
  • Nghiên cứu mức độ nhận biết và hiệu quả của các chiến dịch truyền thông.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả truyền thông.: Khi đánh giả hiệu quả truyền thông các nhà chiến lược truyền thông chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đánh giá dựa trên các thông số đo lường khán giả có sẵn, giai đoạn 2 nghiên cứu sự tác động của chiến lược truyền thông đến sự nhận biết, thay đổi nhận thức và tác động về hành vi của khán giả mục tiêu.

Giai đoạn 1:

Trong quá trình thực hiện hoặc kết thúc chiến dịch truyền thông, dựa trên số liệu nghiên cứu khán giả và số liệu theo dõi chi phí của chiến dịch truyền thông. Các nhà hoạch định kế hoạch có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích về các mục tiêu truyền thông về độ rộng (reach) về chiều sâu (tần xuất nhìn thấy). Đánh giá quá trình thực hiện đạt được bao nhiêu % so với kế hoạch. Đồng thời xem lại các thông số về chi phí như CPM (chi phí trên 1000 người) hoặc CPP (chi phí trên 1% khán giả mục tiêu) có đạt chuẩn của thị trường và như hoạch định của chiến dịch hay không. Ngoài ra nhà hoạch định còn phân tích hoạt động truyền thông của đối thủ về các chỉ số SOV/SOI, để có sự điều chỉnh về kế hoạch quảng cáo cho giai đoạn kế tiếp.

Giai đoạn 2:

Có nhiều trường hợp, mặc dầu sau khi phân tích các thông số về truyền thông đều đạt kết quả như kế hoạch, nhưng sự nhận biết và hành vi mua hàng của khán giả không thay đổi. Ví dụ phân tích về các mục tiêu truyền thông dựa trên số liệu đạt kết quả tốt nhưng kết quả bán hàng không tăng thậm chí còn giảm sút. Trong trường hợp này các nhà hoạch định chiến lược truyền thông cần có nghiên cứu về nhận thức của khán giả về thông điệp truyền thông, về mức độ nhận biết của sản phẩm, đồng thời nghiên cứu sự tác động của chiến dịch truyền thông về việc thay đổi nhận thức và hành vi của khán giả mục tiêu. Các nghiên cứu này thường được thực hiện sau khi chiến dịch truyền thông vừa kết thúc. Các nội dung nghiên cứu bao gồm:

·       Mức độ nhận biết của chiến dịch truyền thông

·       Mức độ nhớ và hiểu về thông điệp truyền thông

·       Sự tác động của chiến dịch về nhận thức

·       Sự tác động về hành vi của khán giả mục tiêu

·       Ý kiến đóng góp của khán giả về cách chuyển tải thông điệp 

: